NỮ NGHỆ NHÂN BÙI THỊ HÝ LÀ AI ?

Bà Bùi Thị Hý, gia phả họ Bùi cũng như những câu chuyện truyền đời cho biết, bà sinh năm 1420, ở trang Quang Ánh, châu Nam Sách (nay là thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc). Bà là con gái của cụ Bùi Đình Nghĩa và là cháu nội của cụ Bùi Quốc Hưng, một danh tướng khai quốc công thần đời Lê.

Bà Bùi Thị Hý vốn thông minh, có biệt tài viết chữ và vẽ rất đẹp. Bà thường chu du danh lam cổ tích. Trong một lần dự hội Kiếp Bạc, bà gặp ông Đặng Sĩ, một đại gia gốm Chu trang (Chu Đậu), duyên may đó thành vợ chồng. Kể từ đó, hai vợ chồng chung sức, sản xuất gốm mỹ nghệ, phục vụ đồ ngự dụng cho Hoàng triều, xuất khẩu sang Bắc quốc, Nhật quốc và phương Tây (theo gia phả và bia mộ chí).

 

  • Tương truyền bà Bùi Thị Hý là người có công đưa sản phẩm gốm Chu Đậu – tinh hoa văn hóa dân tộc Việt chinh phục thế giới

Hố khai quật và viên gạch có khắc hình tượng bà Bùi Thị Hý

 

  • Năm 1986, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều di vật của một trung tâm gốm mỹ nghệ cao cấp mà từ trước đến nay chưa từng được phát hiện tại thôn Chu Đậu, xã Thái Tân. Hàng vạn hiện vật với các loại bát đĩa, ấm, bình, con giống, chậu… cùng hơn 100 đáy lò gốm dưới lòng đất được khai quật.

    Không dừng lại ở đó, vào năm 1993, tại eo biển Philippines, một con tàu đắm ở thế kỷ XV đã được trục vớt, trong đó có 3.000 đồ gốm được xác định là gốm Chu Đậu. Đến năm 1997, tại Cù Lao Chàm, cơ quan chức năng cũng trục vớt một con tàu đắm với khoảng 340.000 hiện vật, trong đó có 240.000 hiện vật còn lành lặn. Các nhà khoa học xác định, con tàu này vận chuyển gốm mỹ nghệ từ Chu Đậu… Từ đây, các nhà khoa học càng có thêm nhiều chứng cứ để khẳng định nguồn gốc của dòng gốm Chu Đậu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *