Tin tức

QUY TRÌNH LÀM VIỆC

Gốm Chu Đậu vốn là thương hiệu gốm cổ nổi tiếng của Việt Nam. Bất chấp biến cố lịch sử từng khiến thương hiệu bị lãng quên. Giờ đây Chu Đậu vẫn trở thành thương hiệu gốm có vô số sản phẩm được lưu giữ ở nhiều quốc gia. Lịch sử phát triển lâu đời hơn 400 năm, Chu Đậu là niềm tự hào khi nhắc đến nghệ thuật gốm Việt Nam. 

Giới thiệu về gốm Chu Đậu

Chu Đậu là làng quê nhỏ nằm ở tả ngạn sông Thái Bình thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề thủ công làm gốm. Trong lịch sử thương hiệu gốm Chu Đậu đã từng rất nổi tiếng cho đến khi biến cố xảy ra. 

Gốm Chu Đậu là gì?

Những hiện vật gốm Chu Đậu 

Người xưa có câu: “Có Gốm Chu Đậu trong nhà như là có cả ông bà, tổ tiên”. Từ đó cho thấy không chỉ chất lượng mà giá trị tinh thần của loại gốm này cũng được đánh giá cao. Ngay cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng tặng 9 chữ vàng “Gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt Nam”. 

Đây là dòng gốm cổ cao cấp của người Việt Nam còn được mệnh danh là gốm bác học, gốm đạo. Vì điểm đặc biệt của gốm Chu Đậu là phản ảnh chân thực đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Hơn nữa từ xưa Chu Đậu vốn đã đạt trình độ cao về phương pháp chế tạo và kỹ thuật làm gốm. Sản phẩm thì đa dạng như bát, ấm, đĩa, chén, bình, chậu, lư hương…. 

Lịch sử của làng nghề gốm Chu Đậu

Chiếc bình quốc bảo ở Bảo tàng Hải Dương

Gốm Chu Đậu xuất hiện từ thế kỷ 13, 14 nhưng phát triển cực thịnh vào thế kỷ 15, 16. Đó cũng chính là thời kỳ của nhà Lý, Trần, Trịnh Mạc. Đáng tiếc sang thế kỷ 17 nghề gốm ở Hải Dương nói chung và gốm Chu Đậu nói riêng thất truyền. Vì cuộc chiến tranh của 2 tập đoàn phong kiến Trịnh – Mạc. 

Thời kỳ đỉnh cao rất nhiều sản phẩm gốm Chu Đậu được dùng trong hoàng cung Thăng Long. Thậm chí còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng chứng là hiện có 46 bảo tàng nổi tiếng của 32 quốc gia trên thế giới lưu giữ gốm cổ Chu Đậu. 

Sự lụi tàn của dòng gốm cổ này bắt đầu từ sau thế kỷ 15, 16. Thậm chí vào thời Lê Trung Hưng có nhiều văn bản, bia ký mang niên hiệu nhà Mạc bị bỏ. Gốm cổ Chu Đậu có niên hiệu của thời đó cũng bị xem là ngụy triều nên cũng không ngoại lệ. Bởi thế mà một làng nghề thủ công đại diện cho văn hóa Việt xưa đã biến mất trong lịch sử. 

Sự hồi sinh của gốm Chu Đậu

Người nghệ nhân đam mê sáng tạo trên chất liệu gốm làng Chu Đậu 

Bất chấp dòng chảy thời gian thương hiệu tưởng chừng đã bị lãng quên này đã có sự hồi sinh ngoạn mục. Mọi chuyện đến từ bức thư của ông Makato Anabuki nguyên Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. 

Bức thư của ông Makato Anabuki mở đầu cho sự hồi sinh của gốm Chu Đậu

Năm 1980 trong chuyến đi sang Thổ Nhĩ Kỳ ông đã thấy 1 bình gốm hoa lam cao 54cm trưng bày ở Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul. Thân bình có chữ Hán nghĩa là Thái Hòa năm thứ 8 đời vua Lê Nhân Tông, 1450 – thợ gốm là Bùi Thị Hý, người Nam Sách. Trong phiên đấu giá chiếc bình đã có người mua với mức giá 1 triệu USD.

Sau đó ông viết thư gửi ông Ngô Duy Đông đang là Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Nội dung thư nhờ xác minh xuất xứ chiếc bình đó. Cụ thể địa điểm sản xuất, kỹ thuật và vai trò của người phụ nữ Việt Nam khi phát triển gốm. Chính vì vậy mà cơ quan văn hóa Hải Dương đã thúc đẩy nghiên cứu về làng gốm cổ Chu Đậu. 

Gốm Chu Đậu  – Quay lại và tiếp tục vươn tầm thế giới

Đến tháng 4/1986 Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương khai quật di chỉ Chu Đậu và tìm thấy nhiều đồ gốm mỹ nghệ cổ cao cấp. Từ đây việc tìm kiếm vết tích dòng gốm cổ Chu Đậu (Hải Dương) dần mở rộng. Năm 1992 lúc trục vớt con tàu đắm ở vùng biển Cù lao Chàm đã tìm thấy 40 vạn gốm cổ vật Chu Đậu. 

Vậy là sau gần 4 thế kỷ bị lãng quên làng gốm cổ Chu Đậu đã hồi sinh ngoạn mục. Người dân ở Chu Đậu cũng bắt đầu khôi phục làng nghề làm gốm truyền thống của cha ông xưa. Từ thế kỷ 15 gốm cổ Chu Đậu đã chu du khắp nơi từ Anh, Nhật, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ đến Đông Nam Á. Giờ đây sau những nỗ lực phục hồi của người Việt gốm Chu Đậu tiếp tục vươn tầm thế giới. Nhiều sản phẩm được định giá đến hàng triệu đô la. 

Điểm đặc biệt của gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu là dòng gốm cổ cao cấp được sản xuất chủ yếu từ đất sét trắng chỉ có ở Trúc Thôn, Chí Linh. Từ thời đỉnh cao dòng gốm cổ này đã vang danh thế giới với chất lượng khó thể chê. “Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. 

Hoa văn phản ánh đời sống văn hóa người Việt

Hoa văn phản ánh đời sống người Việt

Không chỉ chất lượng mà các sản phẩm gốm Chu Đậu đều mang ý nghĩa tinh thần Việt Nam. Bất kể họa tiết, chất men, kiểu dáng hay hoa văn trang trí đều mang đậm bản sắc Việt. Đặc biệt họa tiết đều phỏng theo phương pháp thủ công với màu sắc nhẹ nhàng thể hiện tinh thần, văn hóa Việt. 

Đường nét hoa văn của gốm cổ Chu Đậu chủ yếu là hoa cúc, hoa sen được cách điệu đa dạng. Hơn nữa còn có nhiều hình ảnh mang đậm hồn dân tộc Việt như áo dài, chim đậu trên cành, mục đồng chăn trâu…. Kỹ thuật và phương pháp chế tạo gốm cổ Chu Đậu đạt trình độ cao. 

So với gốm Bát Tràng thì hình ảnh, họa tiết gốm Chu Đậu đậm chất người Việt hơn. Chủ yếu là các họa tiết hoa sen, hoa cúc, hình cá, hòn non bộ, rùa…. Đặc biệt họa tiết, hoa văn đều được khắc họa sinh động. Bởi thế phản ảnh rõ đời sống văn hóa, tinh thần của người nông dân Việt.

Men làm gốm Chu Đậu

Men gốm Chu Đậu làm từ tro vỏ trấu lúa nếp cái hoa vàng. Thậm chí loại men tro trấu thiên nhiên này còn giúp Việt Nam lập kỷ lục độc bản trên thế giới. Hiện loại gốm này sử dụng 4 loại men gồm men ngọc, men nâu, men trắng, men lục.

Men lục, men trắng hay men nấu được dùng để giúp các sản phẩm gốm nhìn bắt mắt, ấn tượng hơn. Riêng men ngọc là đặc trưng của gốm Chu Đậu giúp sản phẩm trở nên nặng tay hơn. 

Quy trình sản xuất gốm Chu Đậu hiện nay

Quy trình sản xuất hiện đại với công nghệ vẽ vàng 24k

Chất lượng gốm Chu Đậu được đánh giá cao từ thời xưa cũng bởi kỹ thuật và phương pháp chế tạo đỉnh cao. Nói cách khác quy trình sản xuất đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng chất lượng sản phẩm gốm. Với những biến cố lịch sử thì hiện nay quy trình sản xuất gốm Chu Đậu cũng có sự khác biệt.

Thời đỉnh cao quy trình sản xuất gốm sứ Chu Đậu chủ yếu thủ công hoàn toàn. Công đoạn phức tạp tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Nguyên liệu chính là đất sét Trúc Thông giúp tạo nên vẻ đẹp và độ bền cho các sản phẩm gốm Chu Đậu. 

Khi đã chọn được nguyên liệu chất lượng, nghệ nhân sẽ đổ khuôn tạo hình. Sau đó tiến hành sấy khô, tiện, vẽ để đưa sản phẩm vào lò nung. Đây là lò than thủ công mức nhiệt cao hơn 1.000 độ C. Mặc dù nhiều giai đoạn phức tạp nhưng đã mang đến những sản phẩm gốm tinh xảo. Đặc biệt giá trị nghệ thuật cao.

Theo thời gian quy trình sản xuất sản phẩm gốm Chu Đậu cũng có nhiều cải tiến. Lò than thủ công không còn được sử dụng. Thay vào đó gốm sẽ được sản xuất bằng lò gas với dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất. Ngoài ra có cả công nghệ vẽ vàng 24k trên nền chất liệu gốm cổ truyền. Bởi thế nhiều sản phẩm từ gốm Chu Đậu được đánh giá rất cao.

So sánh gốm Chu Đậu và gốm Bát Tràng

Tinh hoa gốm cổ Việt Nam 

Trên thị trường gốm hiện nay thì gốm Bát Tràng và gốm Chu Đậu là 1 cái tên rất được yêu thích. Vì thế không thể tránh khỏi việc so sánh giữa 2 dòng gốm này. 

Họa tiết trang trí

Trong gốm Bát Tràng thì họa tiết trang trí chủ yếu là hoa văn chìm nổi. Trong đó những hình ảnh hay được sử dụng là cánh sen, hình hoa, hình phong thủy…. Họa tiết trang trí của gốm Bát Tràng luôn được chạm khắc tinh xảo và sống động. Vì thế mang đến những sản phẩm giá trị nghệ thuật cao.

Trong khi đó gốm Chu Đậu sử dụng chủ yếu họa tiết và hình ảnh phản ánh đời sống người Việt. Đó có thể là hình hòn non bộ, hoa sen, hoa cúc, cá, rùa…. Nói chung là những họa tiết thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần người Việt xưa. Tất cả đều khắc họa rất sinh động đặc biệt là đời sống vùng nông thôn. 

Nhìn chung gốm sứ Bát Tràng men trắng, hoa xanh và họa tiết giao thoa giữa 2 nền văn hóa Đông, Tây. Trong khi gốm sứ Chu Đậu là men trắng, hoa lam, họa tiết thuần đời sống Việt thể hiện giá trị Phật giáo, Nho giáo.

Men sử dụng

Gốm Bát Tràng thì dùng 5 loại men:

  • Men lam thường để vẽ lên đồ gốm bằng bút lông. Vẽ xong thì nghệ nhân phủ thêm 1 lớp màu bóng để giữ độ bền. Loại men này xuất xứ từ lâu thế kỷ 14 với màu từ xanh đến xanh thẫm. 
  • Men nâu thì không quá bóng, bề mặt có vết sần. Do đó nếu cạo đi lớp men đã phủ lên sẽ nhìn mộc mạc và chân thực hơn. 
  • Men trắng là điểm nhấn của đồ gốm Bát Tràng. Sau 1 thời gian màu trắng của men chuyển dần thành màu đục, ngà vàng hay trắng sữa. Bởi thế mà đồ gốm có độ bóng tốt hơn. 
  • Men rạn màu ngà xám và có các vết rạn xung quanh. Thông thường loại men này được sử dụng cho những sản phẩm như đài thờ, ấm trà, cặp nghê…
  • Men xanh rêu thường để vẽ mây hoặc tô điểm thêm cho đẹp. Loại men này thì hay sử dụng cho chân lư hương hoặc chân đèn. 

Gốm Chu Đậu thì dùng 4 loại men sau:

  • Men ngọc loại men đặc trưng của dòng gốm này. Nhờ men ngọc sản phẩm hoàn thành có độ chắc, nặng tay hơn. Nhưng men ngọc khi làm đồ gốm tiếng gõ sẽ không được thanh nếu so với men ngọc mà người Trung Quốc hay dùng.
  • Ba loại men còn lại là men nâu, men trắng và men lục. Cả 3 men này được sử dụng mục đích tô điểm cho sản phẩm gốm bắt mắt, thu hút hơn.

Gốm Chu Đậu đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử để vươn mình tiếp tục phát triển đến ngày nay. Đặc biệt có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới khẳng định nghề gốm Việt Nam. Vì thế sử dụng những sản phẩm làm từ thương hiệu gốm này cũng là cách để bày tỏ lòng yêu nước. Từ đó tiếp tục gìn giữ và phát triển thương hiệu gốm này trong tương lai.

CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN

Khi nhận đầy đủ thông tin và xác nhận đơn hàng GSC Gốm Chu Đậu sẽ lên đơn và gửi hàng về cho khách hàng

 

MIỄN PHÍ CHUYỂN

Miễn phí vận chuyển với các đơn hàng trên 1 triệu đồng.

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

GSC Gốm Chu Đậu đổi mới toàn bộ sản phẩm với các sản phẩm lỗi do sản xuất hoặc do vận chuyển bị ảnh hưởng

 

GIÁ CẢ HỢP LÝ

Chất lượng hàng đầu